Bạn đã bao giờ nghe đến cái tên “Con Tàu Không Số” ở Phú Yên chưa? Đây được xem là di tích lịch sử lâu đời, là huyền thoại của đất Phú Yên từ bao đời nay rồi. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách chi tiết nhất, chân thật nhất về huyền thoại của di tích lịch sử này nhé.
Huyền thoại Con Tàu Không Số
Tìm đến Phú Yên – Mảnh đất miền Trung đơn sơ, giản dị nhưng lại chứa đựng những địa danh đẹp cũng như di tích lịch sử lâu đời. Chúng tôi tìm hiểu về huyền thoại con tàu Không Số – Phương tiện giúp vận chuyển Vũ Khí từ miền Bắc thời còn chiến tranh.
Đến với Phú Yên thì đừng quên mua ngay đặc sản ở Phú Yên về làm quà cho người thân bạn nhé!
Trải qua khá nhiều cam go, thử thách, hàng ngàn quân địch vây quanh, con tàu Không Số nghiễm nhiên cập bến tại Vũng Rô, hỗ trợ chi viện cho quân ta hàng trăm tấn vũ khí, tạo nên cục diện cân bằng hơn cũng như tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang chiến đấu, dành chiến thắng vẻ vang với chiến dịch Đông Xuân 1964 – 1965.
Bí mật cập bến Vũng Rô 3 lần
Để có thể nhanh chóng chi viện cho quân ta vũ khí để chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 50 năm về trước. Vào lúc đó, Trung ương chấp nhận đề nghị của Bộ Tư Lệnh Quân Khu V, vận chuyển vũ khí thông qua đường biển, con đường nhanh nhất thời bấy giờ.
Bến Vũng Rô được chọn làm nơi cập bến vì có địa hình an toàn, thuận lợi. Trong vòng 2 tháng, Con Tàu Không Số đã cập bến Vũng Rô 3 lần để chi viện hàng hóa, vũ khí. Vượt qua hàng ngàn khó khăn, con mắt kẻ địch, con tàu nhanh chóng cập bến Vũng Rô trong sự an toàn nhất.
Chuyến tàu thứ 4 bị địch phát triển
Sau 3 lần trót lọt trong công cuộc vận chuyển vũ khí cho quân ta, đến chuyến tàu thứ 4 kẻ địch đã phát hiện. Theo lịch sử để lại, trước khi con tàu không số cập bến thì 5 ngày trước đã được thuyền trưởng Lê Văn Thiêm cùng với chính trị viên Phan Văn Bảng chỉ huy, rời cảng K20 và vận chuyển 63 tấn vũ khí.
Để có thể giấu được kẻ địch, quân ta lên kế hoạch đóng giả tàu khai thác hải sản trên vùng biển. Nhận thấy có sự nghi ngờ, cứ vài tiếng đồng hồ thì quân Mỹ lại cho máy bay theo sát mọi hành động của chúng ta, ban đêm thì lại có những chiếc tàu khác đi kèm. Đứng trước khó khăn như vậy, con tàu không số vẫn băng băng về phía trước, chẳng hề sợ hãi.
Cho tới tối muộn ngày 15/2/1965 thì tàu được cập vào bến Vũng Rô. Tại đây đã được tập trung đầy đủ lực lượng bốc dỡ hàng hóa, vũ khí vào kho được thiết lập sẵn trong hang núi. Chỉ sau 4 tiếng đồng hồ, hàng trên tàu đã được bốc dỡ hết.
Neo bị hỏng, tình hình nguy cấp
Sau khi bốc dỡ hàng hóa, tới 3 giờ sáng khi tàu nhổ neo ra biển thì gặp phải vấn đề, lúc này neo bị hỏng và cần thời gian để sửa chữa. Điều này khiến quân ta không thể quay đầu tàu ra biển để trở về, ngay phía trên bến Vũng Rô lại là quốc lộ và có xe quân sự địch rất đông, khiến quân vận chuyển của chúng ta trở vào tình thế nguy hiểm.
Lúc này, thuyền trưởng đã nghĩ ra kế sách mới, cho tàu áp sát vào vách núi, nhờ sự che chắn bởi vách đá cũng như các tán cây để có thể che giấu con tàu. Sử dụng các cành cây để che lấp lên tàu nhằm ngụy trang không để quân địch phát hiện. Sau đó thì bố trí 2 người trông tàu, những người con lại sẽ sơ tán hết lên bờ.
Bỏ túi ngay top homestay view cực đẹp nếu bạn vẫn chưa tìm được nơi nghỉ chân khi đến với Phú Yên bạn nhé!
Tiếp tục bị quân địch phát hiện
Mặc dù được che chắn bởi lá cây và vách núi, được ngụy trang kỹ càng nhưng khi quân Mỹ rà soát Vũng Rô bằng máy bay thì đã phát hiện ra điều bất thường. Sau đó, bọn chúng ngay lập tức ném xuống chỗ con tàu không số một quả pháo mù với mục đích chỉ điểm mục tiêu. Tiếp đến, chúng sử dụng tên lửa khiến lá bị bốc cháy hết, con tàu dường như lộ ra hẳn trước mắt kẻ địch.
Sau khi phát hiện ra con tàu không số, địch liên tục ném bom vào chúng ta, khiến một cuộc chiến đấu xảy ra kịch liệt, lúc bấy giờ thuyền trưởng Lê Văn Thiêm đã bị thương rất nặng.
Tuy nhiên, với quyết tâm chiến đấu, không để tàu rơi vào tay kẻ địch, chúng ta đã chiến đấu bằng cách cài sẵn 500kg trong tàu và bơi ra điểm hỏa bộc phá. Hệ lụy của vấn đề này chính là tàu đã bị nghiêng, khiến thủy thủ không thể chui vào. Đến ngày 17, quân Mỹ tiếp tục sử dụng tàu chiến, trực thăng nhằm bắt sống thủy thủ và chiếm con tàu không số của chúng ta.
Quân ta chiến đấu hết sức mình
Dù quân địch rất mạnh, vũ khí lợi hại nhưng vẫn không thể nào vào được khu vực bến Vũng Rô. Nơi chỉ có trung đội du kích, 2 tiểu đội và 18 anh em thủy thủ có mặt trên con tàu không số. Cho tới tối ngày 17, quân địch tiếp tục phái đến tổ công binh nhằm phá hủy con tàu nhưng vẫn không thành công.
Quân ta và địch cứ chiến đấu suốt 1 tuần lễ, sức lực của quân ta yếu dần và phải tiêu hủy số hàng mới đưa vào, phá vòng vây rút lên rừng tạm thời ẩn náu. Sau đó, các cán bộ, chiến sĩ của miền nam nước ta đã chấp nhận sự gian khổ, vượt qua nhiều sự phong tỏa, tiếp tục vào hỗ trợ và đưa con tàu không số cập vào bến tiếp nhận thêm vũ khí ở nam bộ.
Vũng Rô cùng con tàu không số mang lại ý nghĩa lớn
Cũng có thể nói rằng, con tàu không số đã mạnh mẽ và kiên cường chiến đấu cùng với quân ta mãnh liệt, vượt qua mọi khó khăn của kẻ địch. Đồng thời, việc hỗ trợ chi viện từ phía đội quân miền nam nước ta cũng tạo nên ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần tạo dựng tinh thần chiến đấu hết sức mình, giải phóng hoàn toàn đất được.
Mời bạn khám phá ngay: con đường vỏ ốc dài 7km thú vị nhất Việt Nam!
Bến Vũng Rô cũng từ đó mà được ghi nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Con tàu không số cũng nhanh chóng trở thành di tích lịch sử, phương tiện chiến đấu oai hùng. Đồng thời, người thuyền trưởng đầy ý chí năm đó cũng được phong danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản về di tích lịch sử con tàu không số Phú Yên cùng với sự kiện oai hùng năm nào. Hy vọng, bài viết mà Sala Travel đã chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức lịch sử nhé.