Tọa lạc trên đỉnh cao nhất của Ấn Sơn, đàn tế trời đất Tây Sơn không chỉ có ý nghĩa tâm linh đặc biệt mà còn có phong cảnh sơn thủy hữu tình thú hút khách du lịch mọi nơi đổ về mỗi năm. Có thể nói, bất cứ ai đến nơi đây đều bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ bí và đầy cuốn hút của nơi này. Mời bạn cùng Sala Travel khám phá những bí mật ấy qua bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về Đàn Tế Trời Đất Tây Sơn
Đàn tế trời đất Tây Sơn được xây dựng trên đỉnh núi Ấn Sơn thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Vùng đất này là nơi sinh ra ba vị anh hùng áo vải gồm Nguyễn Nhạc- Nguyễn Huệ- Nguyễn Lữ.
Trong đó, đỉnh núi Ấn Sơn thuộc dãy Hoành Sơn, cao hơn 364m so với mực nước biển. Nhiều tài liệu sử sách ghi nhận đây là vùng đất phong thủy tuyệt vời, thậm chí, nơi đây còn nắm long mạch của đất nước. Nơi đây có núi non trùng điệp bao quanh, phía dưới chân núi có dòng sông Kôn uốn lượn cùng dáng kiếm sơn, hổ phục rồng bay…Tương truyền, vùng đất này mang sự linh thiêng đầy bí ẩn.
Mặc dù Hoành Sơn chỉ cao khoảng 364m, nhưng trông rất kỳ vĩ và hùng tráng. Xung quanh Hoành Sơn là nhiều dãy núi bao bọc. Mỗi dãy núi lại mang một dáng vẻ riêng không điểm nào giống điểm nào. Có thể kể đến ngọn núi như Bút Sơn (Hòn Trưng), Núi Nghiên còn gọi là Nghiên Sơn (Hòn Dũng), hoặc Cổ Sơn (Hòn Trống)…
Phía trước dãy Hoành Sơn là 3 dãy gò cao. Điểm đặc biệt của 3 dãy này đó là có đá mọc xếp hàng trông như hình dáng của một con rồng đang chầu, hổ phục. Phía dưới trông như 2 cánh tay ôm bao bọc được tạo thành từ 2 phụ lưu sông Kôn đổ về.
Hoành Sơn vùng đất chiến thắng cuộc khởi nghĩa 3 anh em nhà Tây Sơn
Theo nhiều nhà nghiên cứu phong thủy, Hoành Sơn được coi là vùng đất đại địa với nhiều câu chuyện lịch sử bí ẩn. Gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lừng lẫy. Do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
Theo truyền thuyết, ba anh em nhà Nguyễn sau khi chiếm được long huyệt ở Hoành Sơn thì bỗng nhiên phát tướng, học văn hành võ tiến bộ lạ thường. Cũng chính nơi đây, ba anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ làm lễ cúng tế trời đất phát động cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và cầu mong đại nghiệp thành công.
Có lẽ, chính vì Ấn Sơn là long mạch của trời đất linh thiêng, làm nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chiến thắng lừng lẫy.C
ó một truyền thuyết cũng kể rằng trời đất ban kiếm lệnh và ấn triệu có khắc bốn chữ “ Sơn hà xã tắc” cho 3 anh em áo vải. Và giúp khởi binh dựng nên đại nghiệp khi đánh đổ hai nhà Trịnh – Nguyễn. Quét sạch giặc nhà Thanh và thống nhất sơn hà.
Đến Tây Sơn rồi thì đừng quên trải nghiệm ngay những điều thú vị tại khu du lịch Hầm Hô bạn nhé!
Khám phá kiến trúc của Đàn Tế Trời Đất Tây Sơn ngày nay
Năm 2011, UBND tỉnh Bình Định đã cho xây dựng công trình đàn tế trời đất Tây Sơn tại núi Ấn Sơn thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường. Công trình này nhằm tái hiện lại sự kiện anh em nhà Nguyễn làm lễ tế trời phát động cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lịch sử năm xưa.
Quá trình xây dựng kiến trúc
Công trình được bố trí xây dựng trên khu đất rộng 46 ha theo trục trần đạo hướng Nam – Bắc với cấu trúc 3 tầng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ.
Tầng trên cùng là Viên Đài với hình tròn có đường kính 27m. Viên Đài tượng trưng cho Trời, được xây dựng bằng đá ong, bao quanh là lan can đá màu đỏ.
Chính giữa Viên Đàn có một sập đá và nhang án đá là nơi thời Trời – Đất. Lối lên Viên Đài từ hướng Nam có 5 bậc.
Tầng dưới là Phương Đàn có hình vuông, tượng trưng cho Đất.
Phương Đài có chiều dài 54m mỗi cạnh. Được xây bằng đá ong, và có lan can đá màu vàng. Để lên Phương Đài, bạn có thể đi theo 4 lối ở 4 hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Mỗi lối lên này có 9 bậc. Các áng thờ thần như: thần Mặt trời, thần Mặt trăng, các thần núi, sông, biển… sẽ được bố trí khi tế lễ.
Phía dưới cũng là một tầng có hình vuông được xây từ đá ong. Tần này cũng có 4 lối vào theo 4 hướng. Hướng chính có cổng tam quan, 2 tầng đặt ở hướng Nam. Lối chính của hướng này có 2 tầng mái, với một bức bình phong đá bên trong tam quan. Ba hướng còn lại là 3 nghi môn kiểu tứ trụ thẳng hàng.
Phía bên phải đàn tế trời Tây Sơn là khu Đền Ấn gồm 3 hạng mục: Tiền tế, Phương Đình và Hậu Cung.
Tiền Tế có 5 gian với mái chái và có đầu trao được xây dựng theo kiến trúc mặt bằng chữ Nhất. Phương Đình là nơi tượng giao hòa giữa Trời và Đất, giữa Âm và Dương. Nơi đây đặt bản sao của Ấn lệnh nhà Tây Sơn. Hậu cung có 3 gian, mái trái theo kiến trúc hậu cung. Một hồ nước hình bán nguyệt được đặt phía ngoài cùng cổng Tam Quan.
Thời gian hoàn thành kiến trúc Đàn Tế Trời Đất Tây Sơn
Năm 2012, hai công trình này được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 220 năm ngày mất của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Hợp cùng với bảo tàng Hoàng đế Quang Trung. Đàn tế trời Tây Sơn và đền Ấn tạo thành “cung hoàng đạo”, thu hút du khách tham quan. Trên trục du lịch lịch sử tâm linh về phong trào Tây Sơn dọc theo Quốc lộ 19.
Di tích đàn tế trời Tây Sơn được đặt trên đỉnh của núi Ấn Sơn, trên đại địa Hoành Sơn kỳ bí. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn có ý nghĩa sâu sắc khi khơi gợi lòng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc. Và đừng quên truy cập ngay vào website: salatour.com. Để bạn có thể cập nhật được nhiều địa điểm du lịch khám phá hấp dẫn hơn nữa trong những bài viết sau bạn nhé!