Bình Định mảnh đất với nhiều địa điểm du lịch với vẻ đẹp phong cảnh hữu tình thu hút khách du lịch mọi miền đến với vùng đất này. Không chỉ có phong cảnh với vẻ đẹp hoang sơ hút hồn du khách mà nơi này còn hấp dẫn bởi những kiến trúc từ những tòa tháp xưa. Và một trong những ngọn tháp không thể bỏ qua khi ghé thăm Bình Định đó chính là Tháp Bánh Ít.
Thông tin chung về tháp bánh ít
Tháp bánh ít còn được gọi là tháp Bạc còn trong tiếng J’rai là YANG MTIAN tháp mang những đặc trưng về lối kiến trúc của nền văn hóa Chăm. Chính vì thế nơi đây sở hữu những nét đẹp không thể tìm thấy ở bất cứ một địa điểm du lịch nào khác. Với kiến trúc độc đáo và giá trị nghệ thuật cao nên tháp này đã được đưa vào cuốn sách 1.001 công trình kiến trúc phải đến trong đời.
- Tháp bánh ít nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tháp tọa lạc trên đỉnh của một ngọn đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành. Từ thành phố Quy Nhơn bạn chỉ cần di chuyển khoảng 20km là có thể đến được tháp này.
Làm thế nào để đến được Tháp Bánh Ít từ Quy Nhơn?
Để đến với Tháp Bánh Ít từ TP.Quy Nhơn bạn di chuyển lên quốc lộ hướng ra bắc để ra quốc lộ 1A. Từ Quốc Lộ 1A bạn tiếp tục di chuyển qua cầu Bà Di, đến đây bạn để ý phía bên tay phải sẽ thấy ngọn Tháp Bánh Ít vươn lên nổi bậc giữa nền trời xanh. Bạn rẻ phải tại ngã tư qua cầu Bà Di và đi theo hướng dẫn là đến nơi.
Tháp Bánh Ít là một khu du lịch đã được quy hoạch là thành một khu vì vậy, bạn sẽ không thể đi xe vào đến tận chân tháp mà bạn phải gửi xe ở bên ngoài. Tiếp đến, bạn phải chinh phục gần 200 bậc thang thì mới đến được chân tháp. Mặc dù là một thử thách không đơn giản nhưng cũng không khó, chinh phục thành công bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng là cảnh đẹp và hơn hết là những bức hình ảo lung linh.
Nguồn gốc, tên gọi của tháp bánh ít
Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 dưới thời cai trị của hai quốc vương Harivarman IV và V. Địa điểm này được xây dựng trên quả đồi thấp tại địa phận thôn Ðại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Ngoài cái tên tháp Bạc thì địa điểm này còn có một cái tên khác nữa là Thị Thiện. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Tương truyền có bà Thị Thiện làm quán ở chân núi bán bánh, nên gọi tên ấy”.
- Người Pháp đặt tên cho tháp là Tháp Bạc.
- Dân địa phương từ lâu đã quen gọi là Tháp Bánh Ít.
- Trong một số tài liệu, tháp còn được gọi theo tên thôn: Tháp Đại Lộc.
Tháp bánh ít là một trong những cụm tháp có rất nhiều tháp nằm cạnh nhau và nằm chung trên một quần thể. Cả 4 tháp này tọa lạc trên một đỉnh cao ước chừng 100m so với mặt nước biển của một khoảnh đồi. Mỗi tháp đều mang những đặc trưng riêng, đại diện cho nền kiến trúc Chăm-pa.
Kiến trúc của tháp bánh ít
Tháp là một cụm quần thể gồm có 4 tháp, đứng từ xa nhìn về phía tháp thì bạn sẽ dễ dàng liên tưởng đến chiếc bánh ít. Vậy nên tòa tháp này được gọi là tháp bánh ít. Địa điểm này còn được gọi là tháp Bạc, là một trong những di tích mang đặc trưng kiến trúc Chăm còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Hiện nay, tháp trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Không chỉ có kiến trúc độc đáo, sự đồ sộ và kỳ vĩ mà tháp còn sở hữu các bức tượng đá trầm tư, những hình vũ nữ uốn lượn, những bức phù điêu linh động.
Tháp ở phía Đông
Tháp nằm ở phía Đông có chiều cao chừng 13m và được xây ở trên những bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7 m. Chất liệu được sử dụng để xây dựng tháp chính là gạch đá ong. Tháp mở ra hai cửa thông nhau theo các hướng Đông – Tây, kiến trúc này là Gopura. Vòm cửa của tháp được thiết kế có hình mũi giáo và nhiều lớp liên tiếp nhau vút lên trời cao. Hai mặt bắc và nam của tháp mà hai cửa giả được bịt kín. Thân tháp có những rãnh dọc xoi lõm tạo thành cột ốp có dáng cao vút.
Bạn có muốn khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn tại Tháp đôi Quy Nhơn?
Tháp ở phía Nam
Tháp nằm ở phía Nam cao chừng 10m sở hữu kiến trúc giống như tháp ở phía Đông. Những điểm đặc trưng cùng phong cách kiến trúc Bình Ðịnh như: bình đồ vuông, cửa hình mũi giáo, thân tháp được tạo các cột ốp. Đây chính là kiến trúc theo phong cách Posah. Trong đó bộ mái mang những nét đẹp vô cùng đặc biệt, các tầng cứ nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng có các hàng cột theo lối thắt giữa, phình ra ở hai đầu giống như những quả bầu nậm mang đến những giá trị rất riêng biệt.
Tháp chính
Tòa tháp chính nằm trên đỉnh đồi và có chiều cao là 20m, bình đồ hình vuông, mỗi chiều 11m. Tháp có một cửa chính duy nhất nằm ở phía Đông cùng 3 cửa giả theo hơi hướm kiến trúc Kalan. Cửa chính nhô ra khỏi mặt tường và cao tận 2m. Vòm cửa cũng có hình mũi giáo, chính giữa cửa được điêu khắc mặt Kala. Còn phần diềm vòm là phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa.
Mời bạn khám phá thêm: Tất cả những cảnh đẹp tại Quy Nhơn được nhiều người yêu thích nhất bạn nhé!
Tháp cuối cùng
Cách tháp chính không xa bạn sẽ thấy một kiến trúc vô cùng lạ mắt và gần như là độc nhất vô nhị tại Bình Định. Tháp này sở hữu độ cao 10m, bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, chiều rộng 5m. Cửa chính của tháp ở phía Đông, đi sâu vào bên trong bạn sẽ thấy có những cửa trổ ra ở phía Bắc và Nam. Đặc biệt mái của tháp được tạo dáng lõm ở giữa trông rất giống với yên của ngựa. Phần đế tháp thì hơi nhô ra so với thân tháp và được xây giật cấp vuông vức nhằm mục đích tạo thánh bệ đỡ vững chắc. Thân tháp tạo hình với bức phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như đang nâng đỡ phần trên của cả tòa tháp.
Kinh nghiệm du lịch tháp bánh ít Bình Định
Đối với việc du lịch Bình Định nói chung và tháp bánh ít nói riêng, bạn nên lựa chọn thời gian đi du lịch là vào mua khô để việc tham quan được dễ dàng hơn. Đặc biệt, bạn nên tránh đi du lịch vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 đây là thời gian mưa bão ở Bình Định không thích hợp cho việc du lịch.
Đi du lịch vào thời tiết nắng bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như:
- Mũ, áo dài tay, ô…. để chống lại cái nắng.
- Kem chống nắng kèm với một số loại thuốc cơ bản như đau đầu, đau bụng…. để việc tham quan được trọn vẹn nhất.
- Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân để xuất trình khi cần thiết.
- Nên giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ cảnh quan, kiến trúc của tháp.
Tháp bánh ít là một công trình kiến trúc cổ duy nhất ở Việt Nam lọt vào danh sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời”. Cuốn sách này được nhóm tác giả người Anh biên soạn theo những kinh nghiệm cá nhân và Quintessence (Anh) xuất bản. Vì thế bạn hãy đến với SALA TRAVEL, chúng tôi sẽ giúp bạn ghé thăm nơi này trong thời gian tới. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng.