Từ trước tới nay, Hội An vẫn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với những làng nghề truyền thống lâu đời. Làng nghề truyền thống là nơi ghi dấu những vẻ đẹp còn sót lại của Hội An, được sinh ra và phát triển trên mảnh đất này qua hàng trăm năm. Mời các bạn cùng khám phá 4 làng nghề truyền thống Hội An được Sala Travel giới thiệu trong bài viết dưới đây.
1. Làng rau Trà Quế
Trong các làng nghề truyền thống Hội An thì làng rau Trà Quế là địa điểm check – in được biết đến sớm nhất. Đặc biệt là với du khách nước ngoài. Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km, làng rau Trà Quế đủ gần để các bạn khám phá trong ngày, đủ xa để các bạn quên đi thành phố nhộn nhịp.
Dịch vụ cho thuê xe du lịch của Sala Travel sẽ giúp bạn có hành trình du lịch tuyệt vời nhất.
Làng nằm giữa đầm rong Trà Quế và sông Đế Võng nên đất đai ở làng rau Trà Quế rất màu mỡ. Rong được người dân trong làng vớt lên và sử dụng để làm phân bón rau nên chất lượng rau ở đây ngon hơn các nơi khác. Điều này đã tạo nên thương hiệu ra Trà Quế nức tiếng trên thị trường. Nơi đây có hơn 40 loại rau, chủ yếu là các loại rau thơm như: tía tô, húng quế, rau mùi, rau răm…Với mùi vị đặc trưng, rau Trà Quế được sử dụng cho các món đặc sản của Hội An như: hến trộn, cao lầu…
Khi tới thăm làng rau Trà Quế, du khách có thể đăng ký các tour trải nghiệm tham gia trồng rau với người dân. Các bạn sẽ được thực hiện các bước trồng rau, chăm sóc rau như một người dân thực thụ. Sau đó là tiết mục thưởng thức rau sạch ngay tại vườn.
2. Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà cũng là một trong những làng nghề truyền thống Hội An rất nổi tiếng. Làng nằm ngay trên bờ sông Thu Bồn bình yên, cách trung tâm Hội An tầm 3km. Đây cũng là một làng gốm lớn và có mặt tại Hội An từ nửa cuối thế kỷ 15 – đầu thế kỷ 16. Hầu hết người ở đây là dân di cư từ Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa vào đây tiếp tục kế thừa truyền thống làm gốm của cha ông.
Đừng bỏ qua: Một số kinh nghiệm đặt khách sạn ở Hội An cần thiết trong chuyến du lịch nhé.
Các sản phẩm của làng gốm Thanh Hà được làm từ đất sét màu nâu, dẻo, đặc và độ kết dính cực kỳ cao. Cũng chính vì lẽ đó mà khi tới Hội An bạn sẽ thấy kiến trúc chủ yếu có các tông màu chủ đạo là: đỏ thẫm, vàng, nâu…Đây chính là màu đất, màu mái ngói được làm từ gốm và màu gỗ. Tới làng gốm Thanh Hà, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình tạo ra một sản phẩm gốm hoặc có thể tự tay làm một sản phẩm gốm xinh xắn trước sự hướng dẫn của các nghệ nhân gốm.
3. Làng mộc Kim Bồng
Đây cũng là một trong những làng nghề truyền thống mà bạn nhất định phải ghé thăm khi du lịch Hội An. Làng mộc Kim Bồng nằm ở phía bên kia bờ sông Hoài, đối diện với phố cổ Hội An. Không khí ở đây vô cùng yên bình, trái ngược hoàn toàn với sự tấp nập ồn ào ở trong trung tâm phố cổ. Từ phố cổ Hội An, du khách chỉ cần băng qua cầu Cẩm Kim, đi theo bảng chỉ dẫn tầm 3km là sẽ đến được làng mộc Kim Bồng.
Làng mộc Kim Bồng xuất hiện vào thế kỷ 15, được những người dân di cư từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mang vào mảnh đất Cẩm Kim, Hội An. Làng mộc Kim Bồng bước vào thời kỳ phát triển nhất vào thế kỷ 17, 18 nhờ vào sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Quá trình đô thị hóa ở Hội An đã kéo theo sự phát triển của làng mộc Kim Bồng. Từ đó mang tới các công trình kiến trúc, ghe thuyền bằng gỗ, chùa chiền theo nhu cầu của người dân buôn bán lúc bấy giờ. Theo xu thế phát triển của du lịch hiện nay, các nghệ nhân tại làng mộc Kim Bồng còn làm thêm mộc mỹ nghệ, cũng như trùng tu các kiến trúc, di tích lịch sử tại phố cổ.
Khi đến với làng mộc Kim Bồng, du khách sẽ được quan sát quá trình tạo ra một món đồ mộc để có được cái nhìn chân thực, rõ nét nhất về ngành nghề này. Tới nay, làng mộc Kim Bồng đã có tuổi đời hơn 500 năm nhưng vẫn giữ được những nét mộc mạc, bình dị của làng quê. Đây cũng là một trong những địa điểm check in đậm chất văn hóa, lịch sử tại Hội An mà các bạn không nên bỏ qua.
4. Làng nghề làm đèn lồng
Khi nhắc tới Hội An về đêm, người ta sẽ nghĩ ngay đến những khu phố cổ được thắp sáng bằng những ngọn đèn lồng có đủ sắc màu, tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Để tạo nên thương hiệu riêng và quảng bá cho phố cổ Hội An, đã có nhiều cơ sở đèn lồng mở xưởng ở ngay trong khu vực phố cổ, giúp du khách dễ dàng mua sắm và tham quan.
Những chiếc đèn lồng tại phố cổ Hội An là sự kết tinh của văn hóa Việt – Nhật – Hoa, có mặt tại nơi thương cảng sầm uất từ hơn 400 năm về trước. Tới làng nghề làm đèn lồng, du khách có thể chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng khung tre được bọc trong tấm vải nhiều họa tiết và màu sắc được treo trước các cửa hàng hoặc trong các di tích lịch sử.
TOP 4 làng nghề truyền thống Hội An đã được Sala Tour giới thiệu đầy đủ với các bạn. Còn chần chờ gì mà không xách vali lên, cùng bạn bè, người thân khám phá ngay phố cổ Hội An trong hôm nay.